top-banner-2

Thứ tư, 20/05/2020, 15:33 GMT+7

Liều lĩnh và thiếu chủ động, CEO công nghệ nhận 'trái đắng'

Viết bởi ducanh   
Thứ tư, 20/05/2020, 15:33 GMT+7

“Ngộ nhận” bản thân có đủ khả năng và kinh nghiệm để tạo ra mọi sản phần theo yêu cầu thị trường. Doanh nhân Đỗ Bá Dân đã từng liều lĩnh đầu tư vào phần cứng các sản phẩm công nghệ mà không sự chủ động, chuẩn bị chu đáo các backup plan. Chính vì vậy, anh nhanh chóng nhận phải “trái đắng”.

PR 09-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-1-1

Chọn học Bách Khoa để theo đuổi niềm đam mê công nghệ. Vừa học, CEO Đỗ Bá Dân – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trí Nam vưà làm thêm trong một tập đoàn công nghệ lớn để học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Tại đây, khi chứng kiến hàng trăm sản phẩm công nghệ made in Vietnam được sản xuất, anh đã nhen nhóm giấc mơ thành lập một doanh nghiệp riêng để tạo ra những sản phẩm công nghệ tương tự. 

Nhưng khi giấc mơ còn đang giang dở, thì công ty gia đình anh mở rộng quy mô, nên anh phải trở về để hỗ trợ. Tận dụng thời gian này, anh vừa làm vừa học thêm kiến thức về kinh doanh và quản trị. Sau hơn một năm, khi công ty đi vào hoạt động ổn định, đồng thời, có thêm kinh nghiệm, anh tiếp tục theo đuổi con đường riêng của mình. 

Năm 2007, thành công đầu tiên đến với anh. Nhờ phần mềm hỗ trợ học trực tuyến E-learning, anh cùng nhóm nghiên cứu của mình đã dành được giải nhất cuộc thi Nhân Tài Đất Việt. Đó là cú hích mạnh mẽ thúc đẩy anh tự tin, vững bước hơn trên con đường công nghệ.

Năm 2009, anh hai thành viên trong nhóm góp vốn, thành lập công ty. Cùng với sự phát triển của mạng 3G và sự gia tăng đột biến của các trạm BTS. Công ty anh đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nghiên cứu, sản xuất thiết bị truyền video qua mạng 3G, và thiết bị hỗ trợ giám sát trạm BTS.

Dồn vốn, vay thêm tiền, anh quyết tâm “đánh” một cú lớn. Nhờ kiến thức, chuyên môn vững vàng, nên trong năm đầu tiên, công ty anh đã hoàn thành xong phần mềm. Thậm chí còn dư năng lực để nhận thêm nhiều đơn hàng về phần mềm quản lý bán hàng, quản lý thu chi, để tạo thêm doanh thu cho công ty. 

Tuy nhiên, với phần cứng, do ngành công nghiệp Việt Nam còn non yếu nên phải vất vả mất ba năm, công ty anh mới có thể hoàn thành xong sản phẩm. Chính vì vậy, khi thiết bị xuất xưởng, thay vì hái quả, anh cùng cộng sự của mình nhận ngay thùng nước đá. Sự ra đời của mạng 4G, đã khiến cho thiết bị 3G vừa sản xuất ra đã trở nên lỗi thời. Không những thế, thiết bị sản xuất BTS cũng không còn hấp dẫn đối với nhà mạng, bởi họ đã tìm được công nghệ thay thế. 

Tất cả diễn ra ngoài tầm kiểm soát. Nhìn công sức bao năm có nguy cơ trở thành “đống sắt vun” khiến lòng anh chua xót. Anh không biết liệu mình có nên tiếp tục nâng cấp sản phẩm không hay nên dừng lại. Nếu dừng lại, tiền bạc, thời gian, công sức bỏ ra bao năm qua coi như mất trắng. Khi đó, liệu còn có ai sẽ stiếp tục tin tưởng và đồng hành cùng anh? Nhưng nếu tiếp tục, anh không biết phải lấy đâu ra tiền. Mọi vốn liếng ba năm qua đã bị dốc cạn. Chưa kể, trong thời buổi công nghệ cạnh tranh và phát triển như vũ bão này,  rủi ro “lỗi thời” vẫn luôn rình rập. Và liệu còn ai chấp nhận đồng hành với anh?

 PR 09-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-1-2

Doanh nhân Đỗ Bá Dân- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trí Nam 

Trong chương trình “Những câu chuyện thật”, Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa- Giám đốc CTS- Trung tâm Khoa học Tư duy- Bộ KH&CN, chia sẻ: “CEO và ban điều hành của CEO là những người liều lĩnh nhưng cũng rất dũng cảm khi dám dân thân vào chỗ đầy rủi ro. Bởi khi làm trong ngành viễn thông, tôi hiểu rất rõ, từ 3G chuyển sang 4G và bây giờ đang ầm ầm 5G thì khả năng chết của các tập đoàn viễn thông là rất lớn, vì chưa kịp khấu hao, tăng trưởng bù lại cái cũ thì cái mới đã ra. Tuy nhiên, khi thất bại, CEO sẽ học được một số bài học. Thứ nhất, CEO phải biết backup cái thất bại của mình. Dấn thân là rất hay nhưng để nói với cổ đông là tôi coi như accident để đi tiếp thì không thể nói nhiều lần. Thứ hai là CEO phải có tư duy chủ động. Hiện nay, tôi thấy cách đầu tư của các tập đoàn công nghệ là cách đầu tư liều lĩnh nhưng không có sự chủ động. “Chậm mà chắc” thì khó rồi nhưng bây giờ “nhanh mà chắc” thì phải có backup plan. Mà để có backup plan thì phải có dân tài chính vào, để tính toán, giả sử như mất hết cục tiền kia thì cái tăng trưởng của bao nhiêu năm mới bù lại được cái cũ. Thứ ba, tôi thấy đây là lời khuyên hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ nghĩ thắng mà không nghĩ thua, CEO hoàn toàn không có một backup plan về việc hủy sản phẩm. Ở đây, dân chuyên nghiệp chúng tôi gọi là: quản lý sản phẩm mới nhưng phải có quy trình xử lý tiêu hủy (POP) những sản phẩm lỗi thời, cũ, không sử dụng được nữa”

 PR 09-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-2

Doanh nhân Đỗ Bá Dân- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trí Nam

Liệu CEO sẽ quyết định như thế nào? Tiếp tục nâng cấp sản phẩm hay chấp nhận từ bỏ tâm huyết bao năm? Kính mời quý độc giả đón xem chương trình “ Những câu chuyện thật” của CEO chìa khóa thành công, số 09: “Bài toán “lỗi thời” công nghệ” cùng sự xuất hiện của doanh nhân Doanh nhân Đỗ Bá Dân- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trí Nam. Chương trình đã đăng tải trên kênh Youtube CEO- Chìa khóa thành công 2019!

Chương trình “Những Câu Chuyện Thật” của CEO – CKTC do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, PwC Việt Nam và Thời trang OWEN.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công 2019 trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

 PV

*Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Liều lĩnh và thiếu chủ động, CEO công nghệ nhận 'trái đắng'

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc