Năm 2020: Cứ 3 người Việt sẽ có 1 người mua sắm online |
Viết bởi An An |
Thứ tư, 17/08/2016, 16:22 GMT+7 |
Giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm.
Ảnh minh họa Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020. Theo đó, về quy mô thị trường điện tử, mục tiêu đến năm 2020, 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm. Doanh số thương mại điện tử B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trước đó, theo báo cáo của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), doanh số thương mại điện tử giữa các công ty và người tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nhanh, giao dịch thương mại điện tử B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020. Về hạ tầng thương mại điện tử, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn tiện hạ tầng pháp lý cho thương mại điện tử với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện, xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho mô hình điện tực, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B@B), chính phủ - doanh nghiệp (G2B)... Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, Chính phủ cũng đặt mục tiêu 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên, thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp; 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử; 100% siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán và cho phép người dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền măt 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiên mặt mua sắm, tiêu dùng. Về ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước: 100% các dịch vụ công của các Bộ, ngành Trung ương được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 vào năm 2016; 100% các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, 50% gói thầu mua sắm công được thực hiện trực tuyến trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia... Theo Tri Thức Trẻ
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|