Dân khổ, doanh nghiệp 'chết' sau 3 lần bổ sung quy định xây dựng |
Viết bởi An An |
Thứ sáu, 12/08/2016, 14:42 GMT+7 |
Thủ tục với lãi suất ngân hàng liên tiếp gia tăng là hai yếu tố khiến người dân phải mua nhà với giá cao, trong khi đó làm khó cả doanh nghiệp.
Ảnh minh họa Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành tại hội thảo “Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh” diễn ra chiều nay 11/8. Theo ông Đực, 3 giai đoạn thực hiện các quy định về thủ tục đầu tư xây dựng với nhiều phiên phức đã tác động đến giá nhà ngày một tăng cao như hiện nay. Giai đoạn 1 về quy hoạch 1/500 (trước Nghị định 90/2006 khoảng 1 năm) thủ tục đơn giản. Để khởi công dự án chỉ cần có quyết định giao đất và phê duyệt quy hoạch 1/500 là được. Thiết kế hạ tầng, giấy phép môi trường, PCCC bổ sung sau khi xây dựng. Giá bán thời điểm đó là 5-6 triệu đồng/m2 Giai đoạn 2: Nghị định 90/2006 và Nghị định 71/2010 quy định về dự án đầu tư và giấy phép xây dựng quy định bên cạnh quyết định giao đất và phê quyệt quy hoạch 1/500 cần phải thiết kế cơ sở hạ tầng ( gồm PCCC, môi trường, điện, nước) mới được phê duyệt dự án đầu tư và sau đó mới được cấp giấy phép xây dựng. Hoàn thành đầy đủ thủ tục sẽ được khởi công. Để làm đầy đủ thủ tục này, doanh nghiệp thường mất thời gian làm 2-3 năm. Giá bán nhà thời điểm này trên 10 triệu đồng/m2 Giai đoạn 3: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế kỹ thuật và giấy phép xây dựng. Cùng với các thủ tục ở giai đoạn 2, chủ đầu tư cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế kỹ thuật và giấy phép xây dựng mới được khởi công. Việc quản lý quá chặt này đã khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Giá bán 14-15 triệu/m2 và hiện nay trên 20 triệu/m2. Như vậy, sau 3 giai đoạn bổ sung quy định, giá nhà ở đã đội lên gấp 4 lần, từ 5-6 triệu đồng/m2 lên đến 20 triệu đồng/m2. “Giá bán nhà ngày càng gia tăng do giá nhân công gia tăng, lãi suất vay gia tăng và không ngoại trừ yếu tố do thủ tục gia tăng. Lãi suất và thủ tục gia tăng là hai vấn đề đang giết doanh nghiệp”, ông Đực nhấn mạnh. Phân tích thêm, ông Đực nói, thời gian làm thủ tục mất 1 năm, giá bán nhà sẽ tăng thêm 5% bao gồm chi phí làm thủ tục và lãi suất ngân hàng. Nếu thời gian làm thủ tục kéo dài 2 năm thì giá bán nhà tăng thêm 10%. Tất cả những khoản này người dẫn gánh hết, thời gian làm thủ tục càng kéo dài, giá bán nhà càng cao. Cũng theo ông Đực, trách nhiệm của Nhà nước là thẩm tra công trình vốn Ngân sách, công trình ODA đang lãng phí như thế nào và tập trung canh cửa cho Ngân sách khỏi thất thoát chứ không nên canh cửa tư nhân. Không nên can thiệp sâu quá vào sản phẩm của doanh nghiệp. “Từ các mốc thời gian gắn với các Nghị định về quản lý đầu tư của Chính phủ, chúng tôi kiến nghị Nhà nước xem xét lại, nên áp dụng quy định về quản lý đầu tư dự án phát triển nhà ở như ở giai đoạn 1”, ông Đực nêu. Bên cạnh đó, Nhà nước nên cho phép chủ đầu tư khởi công xây dựng phần móng, tầng hầm của công trình khi cơ quan thẩm quyền đã duyệt quy hoạch. Vì thời gian xây dựng phần móng tầng hầm kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, đủ thời gian để chủ đầu tư lập thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục bổ sung. Kiến nghị này nhằm đơn giản hóa các thủ tục để một dự án có thể khởi công, giá nhà sẽ giảm xuống. “Thủ tục ngày càng nhiêu khê, phức tạp, thời gian kéo dài làm tiêu hao tài sản và công sức của doanh nghiệp dẫn đến dự án chậm khởi công, chậm đưa sản phẩm ra thị trường và tăng giá bán nhà từ 10%-20% mà chưa chắc chất lượng tốt hơn”, ông Nguyễn Văn Đực nói thêm. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|