top-banner-2

Thứ sáu, 15/03/2013, 14:52 GMT+7

TPHCM: Văn nghệ sĩ, cán bộ CNV, sinh viên góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Thứ sáu, 15/03/2013, 14:52 GMT+7

Ngày 13/3, Sở Tư pháp TP.HCM, Hội Luật gia TP.HCM, Đài truyền hình TP.HCM, Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã phối hợp tổ chức tọa đàm lấy ý kiến Văn nghệ sĩ, cán bộ công nhân viên chức, đảng viên, sinh viên và đoàn viên TP.HCM góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Giao lưu với các khách mời tại chương trình

Buổi tọa đàm có sự tham gia của Luật gia Nguyễn Văn Hậu- Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, Luật gia Ung Thị Xuân Hương- Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM; PGS.TS Trương Đắc Linh- Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Pháp lý, Đại học Luật TP.HCM

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là điều khoản được đông đảo cán bộ, sinh viên, cán bộ đoàn cơ sở, đảng viên, văn nghệ sĩ, thanh niên,… thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm.

Đa số các ý kiến đều đồng ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhiều nghệ sĩ cho rằng: Ngành văn hóa nghệ thuật cần được đầu tư dài hơi để đào tạo đội ngũ đạo diễn, diễn viên chuyên nghiệp phát triển nền điện ảnh, văn hóa nước nhà. Thị trường giải trí hiện nay đang rất lộn xộn vì vậy cần mạnh tay xử lý những trường hợp này. Các đại biểu cũng đã góp ý xung quanh các điều khoản như: Điều 31 khoản 3, Điều 38 khoản 2 và Điều 41 khoản 2 và Điều 42 quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” cần bổ sung điều khoản: bậc tiểu học không phải trả học phí.

Nhạc sĩ Trần Hiếu góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Đóng góp ý kiến về nội dung giáo dục, ở điều 59 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) là: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền được học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp”.

Nhưng ở Điều 42 (sửa đổi, bổ sung Điều 59) là: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. NSƯT Kim Xuân cho rằng nên giữ lại điều khoản bậc tiểu học là bắt buộc và không phải trả học phí và nghệ sỹ  mong muốn rằng bậc học THCS, THPT cũng sẽ được miễn giảm học phí nhằm khuyến khích học sinh đến trường, bám lớp, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa không có điều học tập.

Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Kim Quang cho rằng: “Học tập là quyền của công dân và được hưởng phúc lợi giáo dục, học tập phải suốt đời và bằng nhiều hình thức. Công dân dù học chính quy hay tại chức thì bằng cấp đều tương đương nhau, không có sự phân biệt về bằng cấp”.

Một vấn đề được đông đảo Văn nghệ sĩ quan tâm không kém liên quan đến văn hóa, cụ thể là: “Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa”, đây là điều 44 (mới) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

PSG.TS Trương Đắc Linh đóng góp nội dung về Quyền con người đã được bản dự thảo đưa lên thành Chương II (Hiến pháp 1992 sửa đội bổ sung 2001 ở Chương V) là: “Mọi người có quyền sống” là quá ngắn gọn, cần phải phân tích thêm, cụ thể hơn và tách ra bởi vì, nếu có tội phạm thật sự nguy hiểm và bị Tòa án tuyên án tử hình thì vô hình chung lại “vi Hiến” với Hiến pháp". Nhiều ý kiến khác cũng tranh luận, góp ý sôi nổi về vấn đề nhạy cảm “kết hôn đồng giới”, ngược đãi cha mẹ hay phá thai khi biết trước giới tính thai nhi.

( Theo dddn.com.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

TPHCM: Văn nghệ sĩ, cán bộ CNV, sinh viên góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc