top-banner-2

Thứ năm, 11/01/2024, 12:06 GMT+7

CEO và những cổ phiếu bất động sản lên xuống ‘rất lạ’ khiến nhà đầu tư đau tim, xót tiền

Viết bởi ducanh   
Thứ năm, 11/01/2024, 12:06 GMT+7

Sau khi thiết lập vùng đỉnh giá ở mức "trên trời", một số mã cổ phiếu bất động sản như CEO, CSC... đã rớt 70-80% khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng.

ceo-va-nhung-co-phieu-bat-dong-san-len-xuong-rat-la-khien-nha-dau-tu-dau-tim-xot-tien

Nhiều cổ phiếu bất động sản lên xuống thất thường, khiến nhà đầu tư 'đau tim' - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Quan sát diễn biến các phiên đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn ghi nhận giảm cả về giá và thanh khoản.

Nhìn lại cả năm 2023, giá cổ phiếu nhóm bất động sản đã có lúc rất khởi sắc và đầy hứa hẹn, nhưng rồi cái kết vẫn không mấy tích cực.

Dữ liệu từ VietstockFinance, năm 2023, chỉ số đại diện nhóm ngành bất động sản đứng thứ ba trong các chỉ số có mức phục hồi kém nhất, xếp sau chỉ số nhóm ngành bảo hiểm và nhóm thực phẩm, đồ uống.

Đặc biệt ở một số mã, nhìn lại lịch sử giá lên xuống "bất thường" trong vòng 2 năm gần đây mới thấy được sự mất mát rất lớn của không ít nhà đầu tư.

Cổ phiếu CEO và tâm tư cổ đông

Một trong những cổ phiếu bất động sản mang nhiều thất vọng với giới đầu tư là CEO của CEO Group. Cả năm 2023, CEO đã tăng hơn 50%, về mức 22.700 đồng khi kết phiên 29-12.

Song nếu so với vùng giá cao nhất đã thiết lập 92.000 đồng/cổ phiếu (7-1-2022), thì các nhà đầu tư chưa hết "ấm ức" khi vẫn còn âm 75% nếu trót đặt lệnh từ đỉnh.

Cập nhật đến ngày 10-1-2024, CEO vẫn ở vùng 22.400 đồng/cổ phiếu, giảm 1,3% sau hơn 1 tuần đầu năm mới. Dù xuất hiện tin vui với tập đoàn khi chủ tịch Đoàn Văn Bình đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, cổ phiếu CEO vẫn "đỏ".

Diễn biến cổ phiếu CEO - Dữ liệu: TradingView

Diễn biến cổ phiếu CEO - Dữ liệu: TradingView

Một số nhà đầu tư lâu năm từng nhìn nhận CEO như "hiện tượng lạ" trước diễn biến lịch sử giá cuối 2021, 2022. Cổ phiếu CEO có lúc đã tăng "dựng đứng", trong khi kết quả kinh doanh không mấy khả quan.

"Đông chưa từng có", "nhiều câu hỏi chưa từng có"… là những gì chủ tịch CEO Group đã phải thốt lên tại họp đại hội đồng cổ đông diễn ra năm 2022.

Năm ấy, do quá đông cổ đông nên ban tổ chức còn phải bố trí thêm cả khán phòng khác để cổ đông đến dự có thể theo dõi trực tuyến.

Sang 2023, số lượng cổ đông tham dự cũng sụt như giá cổ phiếu. 

Lần thứ nhất, do cổ đông chỉ có 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nên CEO không thể tiến hành phiên họp đại hội cổ đông năm 2023.

"Trong hai năm qua, cổ phiếu CEO tăng giảm rất bất thường, có những lệnh mua bán lên đến hàng triệu cổ phiếu" là câu hỏi được cổ đông đặt ra trong phiên họp đại hội lần hai diễn ra sau đó được báo chí thuật lại.

Hồi tháng 11 năm ngoái, CEO tiếp tục chào bán thành công 242,7 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành sau bổ sung được nâng lên hơn 514 triệu cổ phiếu. Công ty cũng huy động được hơn 2.500 tỉ đồng.

Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm của CEO Group đạt 89,2 tỉ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Sau 3/4 chặng đường, công ty mới đạt hơn 28% chỉ tiêu về lợi nhuận cho cả năm.

Cổ phiếu bất động sản rơi từ giá 'trên trời'

Cổ phiếu CSC của CTCP Tập đoàn Cotana cũng từng là một trong những cái tên "nóng" trên sàn chứng khoán với đà tăng ấn tượng.

Từ vùng giá 25.000 đồng mỗi cổ phiếu đầu năm 2020, CSC đã thiết lập đỉnh lịch sử 148.000 đồng/CP phiên 5-11-2021, tức tăng gấp gần 6 lần.

Sau nhiều biến động, xu hướng chung là đi xuống từ phiên lập đỉnh, đến nay thị giá CSC còn 28.600 đồng/CP khi kết phiên ngày 10-1-2024. Nếu tính vùng đỉnh lịch sử, CSC đã giảm tới 80% thị giá.

 

Diễn biến trồi sụt cổ phiếu CSC - Dữ liệu: TradingView

Diễn biến trồi sụt cổ phiếu CSC - Dữ liệu: TradingView

Trên website, Tập đoàn Cotana được giới thiệu là nhà thầu xây dựng và đầu tư bất động sản được thành lập từ 1993. Ông Đào Ngọc Thanh - chủ tịch Vinaconex - đang làm chủ tịch HĐQT Cotana. Ông Thanh cũng từng nắm vai trò lãnh đạo tại Ecopark.

Năm 2020, do khoản lãi từ việc thoái toàn bộ phần vốn ở Ecopark và Western River, Cotana đã ghi nhận lãi sau thuế gấp 22 lần cùng kỳ, đạt gần 74 tỉ đồng.

Sau đó, Cotana đã đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư bất động sản. Dự án của Cotana triển khai được kỳ vọng trở thành "Ecopark thứ hai", cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến cổ phiếu đẩy giá.

Ngoài các cổ phiếu nêu trên, một số mã bất động sản khác như FIR của CTCP địa ốc First Real (-56%), KSF của CTCP Tập đoàn Real Tech (-41%), BAX của CTCP Thống Nhất (-31%), LDG của CTCP đầu tư LDG (-28%), API của CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (-36%), SDU của CTCP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà (-31%)... cũng có mức giảm mạnh sau một năm 2023 khiến nhà đầu tư "đau tim", "xót ví".

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

CEO và những cổ phiếu bất động sản lên xuống ‘rất lạ’ khiến nhà đầu tư đau tim, xót tiền

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc