top-banner-2

Thứ ba, 02/04/2013, 13:44 GMT+7

Nhà nước với công dân và thị trường

Thứ ba, 02/04/2013, 13:44 GMT+7

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được nhắc đến từ Hiến pháp 1992 và tiếp tục được khẳng định. Tuy nhiên, đại diện nhiều DN cho rằng, dự thảo phải làm rõ nội hàm của thể chế này để khi ban hành các đạo luật cũng như điều hành Nhà nước có sự thống nhất.

Ảnh minh họa

Tại Khoản 1, Điều Điều 54 dự thảo xác định: “Nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Vậy phải hiểu cụm từ kinh tế thị trường định hướng XHCN ra sao?

Nhà nước với công dân

Theo ông Nguyễn Tiến Lập - Cty Luật NHQuang và Cộng sự, trên thế giới đã và đang tồn tại ba mô hình của trật tự kinh tế: kinh tế thị trường tự do (điển hình nước Mỹ), kinh tế thị trường xã hội (điển hình nước Đức) và kinh tế kế hoạch và chỉ huy (điển hình là Triều Tiên và Cuba). Vậy, phải chăng VN đã và đang sáng tạo ra một “con đường thứ tư”: kinh tế thị trường định hướng XHCN ?

Nếu cam kết theo đuổi mục tiêu này, Nhà nước phải đồng thời xác định trách nhiệm thực hiện được hai mục tiêu xã hội nói trên, đồng thời khẳng định trong Hiến pháp nguyên tắc Nhà nước phải thực hiện phổ cập chế độ an sinh xã hội, bao gồm trợ cấp cho người già và người thất nghiệp cùng với chế độ bảo hiểm ý tế cho toàn dân. Điều này đã được thực hiện trong những năm qua và những năm sắp tới không ? Ông Lập cho rằng không, thậm chí, thực tiễn vừa qua đang đi ngược lại, ví dụ như việc tăng viện phí và học phí đang trở thành gánh nặng cho người nghèo. PGS TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán VN cho rằng, cần làm rõ nội hàm kinh tế thị trường “định hướng XHCN”. Đây là nền kinh tế có đầy đủ những quy luật đặc trưng của nền kinh tế thị trường, có sự quản lý, tác động, điều chỉnh của Nhà nước để bảo đảm công bằng xã hội, vì lợi ích của nhân dân lao động. Cần thiết phải thay thế hoặc diễn giải bằng những từ ngữ khác thích hợp để làm rõ tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường như các cụm từ “nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân lao động” hay “nền kinh tế thị trường công bằng lợi ích” hoặc “nền kinh tế thị trường bảo đảm hài hòa các lợi ích”…

Nhà nước với thị trường

Việc xác định thiếu rõ ràng thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ dẫn đến tình trạng hiểu và áp dụng không thống nhất. Sự can thiệp sâu, rộng của Nhà nước vào các quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ kinh tế có nguy cơ diễn ra rất cao. Cũng theo ông Thanh, Hiến pháp cần bổ sung các quy định để xác định đúng vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước là người định hướng trên cơ sở tôn trọng các quy luật vận động tự thân của nền kinh tế thị trường, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh tế và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Không nên hiểu và quy định vai trò Nhà nước theo hướng can thiệp sâu và quá nhiều vào các quan hệ kinh tế, là người lãnh đạo, chỉ huy các hoạt động kinh tế và tham gia làm kinh tế.

Khoản 2, Điều 54 dự thảo quy định: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”. Theo ông Trương Thanh Đức - Trọng tài viên VIAC, Phó TGĐ Ngân hàng TMCP Hàng hải, từ “quan trọng” ở đây để dành cho thành phần nào? Vì đã nói đến tất cả thì sẽ đều quan trọng hoặc đều không quan trọng như nhau. Khoản 1, Điều 56 dự thảo ghi rằng: “Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật”. Điều này vừa có sự trùng lắp và tối nghĩa. Theo ông Lập, nếu nói về quyền tự do kinh doanh của người dân thì Điều 34 trong Chương II (Quyền con người và Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân) đã quy định rồi. Còn khi nhắc đến nghĩa vụ thì Điều 50 cũng đã yêu cầu: “Mọi công dân có nghĩa vụ nộp thuế”.

Người dân xây dựng Hiến pháp không phải là cuộc đàm phán mà bản chất là người dân thảo luận với nhau về một nhà nước mà mình muốn có và đặt ra các yêu cầu và trách nhiệm mà nhà nước phải thực hiện để bảo đảm các quyền tự do và lợi ích của mình. Đó mới là điều bản Hiến pháp mới hướng tới.

Theo dddn.com.vn

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhà nước với công dân và thị trường

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc