Vòng quanh thế giới qua 10 cuốn sách du ký |
Thứ hai, 11/07/2016, 16:02 GMT+7 |
Ann Morgon đã dành hết cả một năm để đọc từng cuốn về các đất nước trên khắp thế giới – tổng cộng cô đã được 196 quyển. Dưới đây là 10 cuốn sách cô yêu thích nhất – những cuốn mà cô cho rằng đã mô tả một cách sống động, chân thực về vùng đất chủ đề của chính nó.
Và nếu bạn đọc được cuốn sách nào khiến niềm đam mê du lịch bùng dậy, hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách bình luận dưới đây. Năm 2012, tôi bắt đầu thực hiện một dự án điên rồ của bản thân. Tự nhiên tôi thấy rằng những gì mình đọc chỉ toàn về nước Anh, vậy thì sao không thử trong một năm, đọc những tiểu thuyết, truyện ngắn hay là tản văn về tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tính thêm một nước cựu thành viên Đài Loan, tất cả là 196 quốc gia xem sao? Công việc đầu tiên là lập một blog tên ayearofreadingtheworld.com và nhờ giúp sự giúp đỡ của bạn bè yêu đọc sách thế giới. Không lâu sau đó, blog của tôi tràn ngập những gợi ý – nào là sách, những kịch bản, những tác phẩm còn chưa xuất bản – đến từ mọi ngã của trái đất. Đối với tôi, tiêu chí để lựa chọn quyển nào để đọc thì cứ liên tục thay đổi và được nâng cao qua suốt một năm đó. Có đôi lúc tôi chọn những quốc gia mà mình yêu thích. Đôi lúc tôi lại chọn một tác phẩm lạ thường – chúng thường thu hút tôi bởi có vẻ những gì chúng miêu tả lại đi ngược lại xã hội đã tạo ra chúng, chẳng hạn như những tác phẩm của những nhà văn bị trục xuất. Và đôi lúc sự lựa chọn của tôi lại thiên về lối văn tự sự, thứ làm khó những suy nghĩ trước đây của tôi bằng rất nhiều cách khác nhau. Không phải quyển sách nào tôi đọc đều lấy một đất nước đó làm chủ đề xuyên suốt, nhưng nhiều quyển lại theo kiểu gợi mở cho người đọc về vùng đất đó. Kể từ đó, tôi cứ tiếp tục tìm những cuốn sách như vậy – tưởng như những chuyến bay đưa tôi đến những miền đất mới. Và dưới đây là 10 quyển sách tôi yêu thích nhất trong số những cuốn tôi đã đọc: 1. Bhutan “The Circle of Karma” – Kunzang Choden Vương quốc Bhutan là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Toàn bộ nước này đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vũng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng được gọi là Duars. Theo bước chân của người phụ nữ trẻ trên hành trình tìm đến ánh sáng nhiệm màu, tiểu thuyết này đã đưa người đọc đến thăm những tu viện trên dãy Himalaya ở Bhutan và bắc Ấn Độ cũng những điều kì diệu suốt chặng đường. Tham quan những tu viện tôn giáo qua con mắt của một người theo đạo thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời với những đoạn mô tả về thiên nhiên hùng vĩ và điều kiện sống thiếu thốn mà các thầy tu gặp phải. Hơn hết, đây còn là cuốn sách đầu tiên được xuất bản ra ngoài Bhutan của nữ tác giả cũng là người Bhutan. 2. Thụy Sĩ “Beauty on Earth” – Charles-Ferdinand Ramuz, dịch từ tiếng Pháp bởi Michelle Bailat-Jones Thụy Sĩ, quốc danh hiện tại là Liên bang Thụy Sĩ là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.5 triệu người. Tác giả người Thụy Sĩ, đầu thế kỷ 20 – Charles-Ferdinand Ramuz – đã vận dụng sự nhạy bén trong trực quan của một người nghệ sĩ để tái hiện lại cuộc sống trên bờ hồ vùng Trung Âu dưới góc nhìn của một anh chàng di cư trẻ người Cuba. Những chi tiết nhỏ những luôn được trang trí với những cách miêu tả đặc sắc: “một cầu thang của ánh nắng … được bắt xuống từ một lỗ hổng trên bầu trời”, “một chiếc lá xòe ra với những gân lá… như bàn chân của một chú vịt”. Nhờ vậy, tác phẩm càng trở nên cuốn hút, đến mức ta phải đọc đến những trang cuối cùng để cảm nhận hết được cái cuốn hút đó. 3. Angola “Our Musseque” – José Luandino Vieira, dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kì bởi Robin Patterson Angola là một quốc gia ở miền nam châu Phi, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Nước này có chung biên giới với Namibia, Cộng hòa Dân chủ Congo, và Zambia. Tỉnh Cabinda tách bên ngoài quốc gia của Angola có chung biên giới với Cộng hòa Congo. Những khu nhà ổ chuột ở Luanda, thủ đô của Angola, vào những năm 1940 và 1950, được tái hiện một cách chân thực trong cuốn tiểu thuyết đặc biệt – cuốn sách được xuất bản 40 năm trước sau khi tác giả hoàn thành nó trong tù. Những cô gái điếm, những người bán hàng, những đứa trẻ và những tên nát rượu cứ va chạm, tông đụng lẫn nhau, và họ lại kể cho nhau nghe về những chuyện họ đã trải qua trong khi nội chiến chuẩn bị xảy ra – một cuộc ẩu đả lớn hết hết những sự va chạm kia và một khi đã xảy ra nó sẽ thay đổi cuộc sống của những người trên mãi mãi. Hài hước, gây shock, và cảm động, cuốn tiểu thuyết này sẽ khiến bạn nhớ về một nơi – nơi bạn chưa bao giờ tới. 4. Nam Phi “African Delights” – Siphiwo Mahala Nam Phi là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa Châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, và bao quanh toàn bộ đất nước Lesotho. Nam Phi là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Rong ruổi khắp các tỉnh của Nam Phi và những quận giàu có của đất nước tận cùng châu Phi này, cuốn sách này – một bộ sưu tập những câu chuyện liên quan nhau, nhiều lúc hơi bất kính nhưng chân thực và cảm hứng – đã thể hiện được những sự phức tạp, những xung đột, những căng thẳng của Nam Phi vào cuối thế kỉ 20. Sự tương phản rõ rệt trong bối cảnh của quyển sách nhấn mạnh lên sự bất công đã ăn sâu vào xã hội của đất nước này; và khiếu hài hước và tinh thần bất khuất chiến thắng tất cả của người dân ở đây càng như muốn tô đậm thêm sự tàn bạo hay nỗi đau mà họ phải sống và chịu đựng. Đôi lúc, đang đọc mà bạn cứ cảm thấy đang ngồi ở nhà bếp và trò chuyện cùng họ. 5. Myanmar “Smile as they Bow” – Nu Nu Yi, dịch từ tiếng Myanmar bởi Alfred Birnbaum và Thi Thi Aye Myanmar hay Burma, tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Myanmar là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Bangladesh. Bắt đầu từ một lễ hội ở một ngôi làng người Myanmar nhỏ, tiểu thuyết đầy cuốn hút này – một trong số ít ỏi những tác phẩm tiếng Myanmar được dịch sang tiếng Anh, bắt đầu như thế. Đây là một tác phẩm thú vị để thưởng thức, cuốn sách là mô tả của Nu Nu Yi về sự nhộn nhịp của lễ hội – trong lễ hội, mọi người khắp nơi đổ về và nhìn ngắm những thầy cúng làm phép xóa tội lỗi của họ và trao tặng những bùa phép bảo vệ. Bối cảnh đầy màu sắc, tuy nhiên cũng chỉ để làm đòn bẩy cho nhân vật chính của câu chuyện, Daisy Bon, một người chuyển giới làm thầy phép với biệt tài chuyên lừa gạt chuyện mê tín dị đoan. 6. Paskitan “The Wandering Falcon” – Jamil Ahmad Pakistan, tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ 20 là Hồi Quốc. Những tác phẩm miêu tả đều cố gắng miêu tả những khung cảnh tuyệt đẹp hớp hồn và vị tác giả người Pakistan Jamil Ahmad cũng không loại trừ khỏi loại này. Cuốn tiểu thuyết là lời tự sự của một nhân vật du mục, Tor Baz, và theo đó, vùng núi hiểm trở và hoang dại ở biên giới Pakistan, Iran và Afghanistan hóa ra lại chứa đựng vẻ đẹp tuyệt mỹ. Đọc cuốn sách có thể khiến bạn muốn thử một lần đứng trên những vách đá cheo leo, hay đứng một khoảng rộng, dõi theo những người chạy trốn đi xuyên qua đám bão cát dữ dội của gió màu hạ ở vùng Trung Đông. 7. Grenada “The Ladies are Upstairs” – Merle Collins Grenada là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribê gồm một đảo chính và sáu đảo nhỏ hơn nằm gần Grenadines. Vị trí địa lý Grenada nằm ở phía Tây Bắc Trinidad & Tobago, phía Đông Bắc của Venezuela và phía Tây Nam Saint Vincent và Grenadines. Tâm địa lý học đóng một vai trò rất quan trọng trong bộ sưu tập truyện ngắn đầy sống động này, trong đó lịch sử thuộc địa đã miêu tả khung cảnh của Grenada ngày nay. Những chuyến đi kỳ lạ trên những con đường vắng không và sự cổ kính trong kiến trúc của những thế kỷ trước kết hợp với hiện tại đã vẽ lên một bức ảnh cuốn hút và sang trọng về cái gọi là “Island of Spice” hơn bất cứ tờ quảng cáo du lịch nào. Và thông qua hình ảnh này, nó cũng gợi lên một ý niệm mạnh mẽ về cộng đồng, tình yêu thương và sự nhân đạo. 8. Equatorial Guinea “By Night the Mountain Burns” – Juan Tomás Ávila Laurel, dịch từ tiếng Tây Ban Nha bởi Jethro Soutar Cộng hòa Guinea Xích Đạo là một quốc gia ở khu vực Tây Phi, với diện tích 28.000 km vuông. Trước đây là thuộc địa của Tây Ban Nha, tên sau độc lập của nó gợi lên vị trí địa lý gần xích đạo và Vịnh Guinea. Equatorial Guinea là quốc gia ở Châu Phi có chủ quyền duy nhất trong đó Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức. Hòn đảo tí hon Annobon, một tỉnh của Equatorial Guinea tưởng như hiện ra trước mặt qua từng trang sách trong cuốn tiểu thuyết hấp dẫn này. Câu chuyện là chuỗi những chi tiết miêu tả tỉ mỉ về cuộc sống trên đảo: từ cách làm một chiếc thuyền từ thân cây, việc hái cây chà là đến những bài hát hay truyền thuyết gắn kết cả cộng đồng với nhau. Tiểu thuyết thật sự gây thú vị trong khi lối tự sự lại dựa trên một truyền thống kiểu hoàn gia của hòn đảo. Cuối cùng, cuốn sách là một sự hoàn trộn giữa những thứ vừa lạ vừa quen, khiến chúng ta chìm đắm trong không gian và cộng đồng của hòn đảo. Đây cũng là cuốn sách thứ 2 được dịch sang tiếng Anh của Equatorial Guinea, vì thế cuốn sách cũng một góc nhìn hiếm hoi và quý giá về một vùng đất ít được biết đến của thế giới. 9. Xứ Wales (Anh) “Martha Jack and Sianco” – Caryl Lewis, dịch từ tiếng xứ Wales bởi Gwen Davies Wales là một trong bốn quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Wales tọa lạc ở Tây-Nam Đảo Anh và giáp Anh về phía Đông, Eo biển Bristol (Môr Hafren) về phía Nam và Biển Ireland (Môr Iwerddon) về phía Tây và phía Bắc, và cũng nằm bên cửa sông Dee (Afon Dyfrdwy) về phía Đông-Bắc. Wales là công quốc lớn nhất thế giới. Phía tây xứ Wales là khung cảnh chính của cuốn sách ám ảnh này – một tiểu thuyết về ba người anh em cùng sống trên nông trại của cha mẹ. Lewis đã viết theo cái kiểu người đọc cảm như bị thắt chặt bởi sự lạnh thấu xương và sự tẻ nhạt của vùng đất này mặc dù đâu đó toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên qua từng con chữ trong tác phẩm. Và nó cũng là một nhắc nhở rằng: đâu cần phải đi đâu xa để tìm thấy mình ở một thế giới khác. 10. Peru “Death in the Andes” – Mario Vargas Llosa, dịch từ tiếng Tây Ban Nha bởi Edith Grossman Peru, tên chính thức là nước Cộng hòa Peru, là một quốc gia tại tây bộ Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brasil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, và phía tây Peru là Thái Bình Dương. Tác phẩm này của nhà văn người Peru từng đạt giải Nobel có xu hướng hình sự, khủng bổ và những tâm hồn hận thù ở vùng núi Andes. Thoạt nhìn, khung cảnh có vẻ đẹp kì vĩ và nguy hiển, nhưng cuối cùng nó cũng chẳng đoán được điều gì như chính những con người vô tắc vô phép sống lảng vảng khắp triền núi ở đây. Họ cũng là phiền nhiễu cho hạ sĩ Lituma và cấp dưới của ông – hai con người gánh trách nhiệm điều tra những vụ mất tích từ những mỏ khai khoáng. Vậy đó, đáng nhớ và ám ảnh! Theo https://www.flickr.com/photos/bookaholicclub/24465789236/in/dateposted/ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|