Điểm danh những 'cặp bài trùng' quyền lực nhất của doanh nghiệp Việt |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ tư, 30/07/2014, 09:26 GMT+7 |
Không thể phủ nhận được những mối quan hệ bạn bè, anh em tin cậy giữa những người đứng đầu một doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp ấy. Với năng lực và sự hiểu biết lẫn nhau, nhiều cặp đôi lãnh đạo đã trở thành những “cặp bài trùng” quyền lực dẫn dắt doanh nghiệp của họ ngày càng lớn mạnh và khẳng định tên tuổi trên thị trường trong và ngoài nước. Đôi bạn vong niên Trương Gia Bình và Bùi Quang Ngọc gây dựng tập đoàn FPT Tình bạn để đời như là một định mệnh từ thuở ấu thơ. Một người được sinh ra với thiên bẩm “hướng ngoại” trong lúc trò chuyện đã rủ cậu bạn thân lúc ấy đang là một giảng viên toán tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa du học từ Liên Xô về cùng sáng lập công ty vào một tối đầu hè năm 1988. Đó là câu chuyện của Chủ tịch Trương Gia Bình và Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc trong những ngày đầu gây dựng FPT trở thành công ty công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trải qua nhiều chức vụ quản lý khác nhau trong Tập đoàn, hiện ông Ngọc giữ chức Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT nhiệm kỳ 2012 – 2017. Ít xuất hiện trên báo chí nhưng với bản tính tỉ mỉ, kỹ lưỡng, khoa học, hệ thống, có phần “hướng nội” khác với người bạn thân của mình, ông luôn đóng vai trò cầm cương thống lĩnh, đảm bảo mọi hoạt động của Tập đoàn được vận hành hiệu quả và chuẩn xác, theo đúng các quy chuẩn chất lượng quốc tế. Tình bạn của bộ đôi quyền lực này đã góp phần đem lại những thành công bền vững cho FPT trước hàng loạt những cơn sóng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, cũng như những báo táp từ những sự thay đổi trong nội bộ. Minh chứng rõ nhất sau hơn một năm chính thức chèo lái ở vị trí chủ chốt, ông Ngọc mang lại cho FPTdoanh thu 15.211 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đạt 1.484 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn tập đoàn.... Nhiều người cho rằng nếu ông Ngọc không phải là Tổng giám đốc FPT thời điểm này thìthương vụ mua bán có ý nghĩa quan trọng như công ty RWE IT Slovakia, công ty thành viên của Tập đoàn hàng đầu châu Âu RWE sẽ không được đẩy nhanh đến thế.Trong thương vụ mang tính quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam tại thị trường nước ngoài này,cơ hội mang lại cho FPT không chỉ là đơn thuần là lợi nhuận, tiếp cận thị trường. Cao hơn nữa là cơ hội bước vào một lĩnh vực mới, lĩnh vực năng lượng (Utility) và cơ hội thay đổi vị thế của công ty Việt Nam tại thị trường châu Âu và trên toàn cầu, để có thể sánh bước cùng với các công ty hàng đầu thế giới. Bản lĩnh người đứng đầu ấy còn thể hiện rõ qua tham vọng dẫn dắt thị trường thương mại điện tử nội địa qua việc mua lại 123mua.vn, trang thương mại điện tử của VNG vừa qua. Với vụ thâu tóm này, sàn Sendo.vn của FPT hứa hẹn sẽ trở thành trang TMĐT số một Việt Nam. Bầu Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Sự của Hoàng Anh Gia Lai Cũng có tính cách trái ngược và bổ khuyết cho nhau tương tự như cặp đôi bạn bè quyền lực nhất FPT là bầu Đức và Tổng giám đốc Nguyễn Văn Sự của HAGL. Nếu như bầu Đức rất nóng tính thì ông Sự lại nổi tiếng là người rất mềm mỏng và khéo léo. Năm 2013, khi HAGL đứng trước nhiều cơn sóng dư luận xấu về khả năng hồi phục kinh tế, con người quyền lực thứ 2 của HAGL vốn rất ít khi xuất hiện trước báo giới, dư luận “bạo miệng” tuyên bố trước đại hội cổ đông: “Nếu lợi nhuận sau thuế không tăng hơn 50% so với năm 2013, tôi sẽ xin từ chức”. Chính tuyên bố từ vị Tổng giám đốc có mức lương và số cổ phiếu nắm giữ chỉ đứng thứ sau bầu Đức đã mang lại niềm tin lớn cho những cổ đông lớn nhỏ của HAGL vào thời điểm đó. Và quả thực, nói là làm, vị CEO này đã triển khai thành công nhiều chiến lược đem lại hiệu quả trong thời gian xưa nay hiếm. Đơn cử năm 2012 HAGL mới đưa ra quyết định trồng mía nhưng đến năm 2013 họ đã ghi nhận doanh thu lợi nhuận từ những lĩnh vực này. Hay như cây bắp, mặc dù chỉ có chiến lược này từ cuối năm 2013 nhưng theo ông Sự trong quý II/2014 báo cáo tài chính của HAG sẽ có nguồn thu từ lĩnh vực này. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tầm ảnh hưởng của các ông chủ thường lớn hơn rất nhiều so với người điều hành.Ông Sự có lẽ cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, điều đó theo ông, không quan trọng. “Kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải việc cân đo vị thế của Chủ tịch và Tổng Giám đốc. Trong bộ máy điều hành của một doanh nghiệp mình phải biết dung hòa. Ba Đức nói nhiều thì tất nhiên tôi phải nói ít”, ông Sự từng chia sẻ với báo giới như vậy. Trần Kim Thành & Trần Lệ Nguyên - hai anh em thống trị đế chế bánh kẹo Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bim bim, hiện Kinh Đô đã trở thành doanh nghiệp bánh kẹo lớn nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của hai nhà sáng lập là anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên. Nhìn vào quá trình phát triển của Kinh Đô, có thể thấy doanh nghiệp này là một trong số ít các nhà sản xuất bánh kẹo có tỷ suất lợi nhuận khá cao, lợi nhuận tăng đều đặn qua các năm và từng bước dấn thân vào cà phê, dầu ăn và mỳ ăn liền trước thay đổi chóng mặt của thị trường thực phẩm tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên, tham vọng của anh em nhà họ Trần, sau hơn 2 thập kỷ song hành dẫn dắt Kinh Đô lên vị trí thống lĩnh thị trường bánh kẹo, không chỉ dừng lại ở mảng bánh kẹo, nhất là trong bối cảnh nhiều ông lớn ngành thực phẩm đang nổi lên và nền kinh tế và tình hình khu vực có nhiều thay đổi. Vài năm gần đây, Kinh Đô bắt đầu mở rộng kế hoạch dấn thân vào thị trường cà phê, dầu ăn và mỳ ăn liền. Mặc dù đây là lĩnh vực đầy mới mẻ với hai anh em nhà họ Trần, nhưng sự gắn kết và bản lĩnh của họ đã giúp Kinh Đô bước đầu gặt hái được một số thành tựu nhất định trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới. KDC đã sáp nhập thành công NKD, Kido, Vinabico và sắp tới là dồn hết mảng bánh kẹo này cho Kinh Đô Bình Dương. Và trong 10 năm tới, như thông điệp của ông Thành là, Kinh Đô sẽ đầu tư vào các ngành hàng thực phẩm có quy mô lớn, đồng thời gia tăng hợp tác để vươn ra thế giới. Tại Việt Nam và trên thế giới đều không hiếm những cặp bài trùng là bạn thân, anh em ruột thịt cùng đồng hành trong kinh doanh. Sự gắn kết tương hỗ giữa họ đã trở thành một tài sản vô hình tạo nên thành công chung mà không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn sở hữu. Theo Trí thức trẻ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|