Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác...
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 46 nghìn tỉ đồng
Vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên mức 46 nghìn tỉ đồng sau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỉ...
Kinh nghiệm IPO quốc tế và những gợi ý cho doanh nghiệp công nghệ Việt
Novaland, Everland, DRH Holdings cùng loạt doanh nghiệp lớn bị phạt
Cùng Đại sứ Cộng đồng LG hồi sinh rừng xanh, gieo mật ngọt lành
Lemon Digital - Đội ngũ trẻ đưa thương hiệu Việt bứt phá trên nền tảng số
Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản...
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ấn tượng đặc biệt với cộng đồng nhà đầu tư
Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán
Công ty ông Đặng Thành Tâm 'ế' 147 triệu cổ phiếu, loạt nhà đầu tư 'chạy' phút chót
Nhà sáng lập Tập đoàn TH được tạp chí Global Brand vinh danh toàn cầu 2025
Kỳ bí quần thể hang đá triệu năm ở Đà Nẵng được công nhận là di tích cấp tỉnh
Quần thể Hang Dơi ở xã Thạnh Bình, TP Đà Nẵng được kiến tạo hàng trăm triệu năm, một trong...
Du khách thích thú trải nghiệm tự tay làm tranh sơn mài
Trung Quốc hút khách nhờ miễn visa, lượt nhập cảnh tăng hơn 50%
Mở lại tour tham quan nhà bác sĩ Yersin bằng xe buýt mui trần
Phát hiện 2 thác nước tự nhiên tuyệt đẹp giữa rừng Quảng Ngãi
Vận hành hệ thống cảnh báo sớm phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng xuất khẩu
Trước nguy cơ ngày càng gia tăng từ các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất...
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
TPHCM hướng tới trở thành trung tâm sản xuất, đổi mới sáng tạo, logistics của khu vực
Bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
Ngành bán hàng trực tiếp: Hành trình đi đến chuẩn thông lệ quốc tế
Sự hội ngộ thú vị của dàn giám khảo Hoa khôi Sinh viên 2024
Có một điều bất ngờ thú vị là năm nay Ban tổ chức Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 đã mời...
La bàn giáo dục - Kiến tạo giá trị, đồng hành lan tỏa
Hành trình khôn lớn & yêu thương - Cột mốc đầu đời đáng nhớ cho con trẻ
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Anne Hathaway làm thế giới sửng sốt với thời trang khi quay The Devil Wears Prada 2
Anne Hathaway vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên của vai Andy Sachs trong phần 2 của The Devil Wears...
Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero rộn ràng màn ảnh
Ca sĩ Kiều Nga: Làm mẹ đơn thân nhiều năm, nguyện ước cuối đời dang dở
Hôn nhân hơn một thập kỷ bên vợ xinh đẹp kém 44 tuổi của nam nhạc sĩ nổi tiếng
Sao nhí Việt nổi đình đám nhờ một vai diễn phải chạy xe ôm, làm bảo vệ mưu sinh
Monotheme: Hương thơm ý khiến trái tim lệch nhịp
Sinh ra tại kinh đô nghệ thuật Venice, Monotheme mang tinh thần cổ điển Ý vào từng lớp hương nước...
Sự khác biệt khi ăn hạt chia buổi sáng và buổi tối
5 thực phẩm rẻ tiền giúp phòng ngừa đột quỵ
Loewe Aire Sutileza: Khi mùi hương trở thành nghệ thuật kể chuyện
“Khỏe đẹp từ gốc” – Sách hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bên trong của TS. Nguyễn Thu Hương
Chương trình GDPT mới: Chạy 'nước rút' nhưng còn nhiều khó khăn |
Thứ sáu, 20/09/2019, 14:15 GMT+7 | |
Để tránh lặp lại vết xe đổ của chương trình VNEN, nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, đặc biệt là đội ngũ giáo viên... Năm học này là năm “bản lề” chuẩn bị các điều kiện để đưa chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới vào giảng dạy ở cấp tiểu học từ năm 2020-2021. Lo ngại nhất là thiếu giáo viên Năm học 2019-2020 được coi là khoảng thời gian “nước rút” để các trường chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM). Tuy nhiên, đến nay, nhiều tỉnh, thành đang thiếu nghiêm trọng giáo viên (GV) mầm non, phổ thông theo định biên. Thiếu cơ sở vật chất cho học 2 buổi/ngày là trở ngại không nhỏ của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Trube Để tiến hành CTGDPTM thì khâu quan trọng và quyết định là giáo viên. Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Ngãi cho thấy hiện toàn tỉnh thiếu trên 200 GV, nhất là hệ mầm non, tiểu học. “Nguyên nhân do các GV diện hợp đồng đã cho thôi dạy vào cuối năm học 2018 - 2019 nhưng tuyển mới lại không kịp. Hiện tỉnh đang tổ chức thi tuyển 845 GV từ bậc mầm non đến bậc THPT nhưng phải đến cuối tháng 9, việc thi tuyển mới xong” - đại diện Sở GD - ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho biết. Theo bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, hiện ngành giáo dục tỉnh này thiếu hơn 800 GV nhưng UBND tỉnh chỉ đạo không được ký hợp đồng. Riêng tại huyện đảo Phú Quốc thiếu hơn 130 GV, có trường thiếu đến 41 GV. Theo bà Giang, tình trạng này đã xảy ra suốt từ năm 2015 đến nay, có năm thiếu hơn 1.000 GV... Báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra nhiều bất cập như: Tỷ lệ giáo viên hợp đồng chưa được xét tuyển chính thức còn khoảng 15%; Cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý, một số nơi thiếu trầm trọng GV các môn như tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Bà Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD - ĐT), cho hay hiện cả nước thiếu khoảng 2.000 GV âm nhạc và trên 2.000 GV mỹ thuật cho bậc tiểu học. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với Giáo dục tiểu học, trên cơ sở ý kiến phát biểu của ngành giáo dục các địa phương, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học từ năm 2020 - 2021, vì thế ngành giáo dục tiểu học cần tập trung ưu tiên chuẩn bị cho đội ngũ GV. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, hiện tại tỉ lệ GV trên cả nước đạt 1,4 GV/lớp, trong khi theo quy định là 1,5 GV/lớp. Trong số này có 85% GV diện biên chế. Để bổ sung đội ngũ GV cả về số lượng và chất lượng, Bộ GD - ĐT đã đề nghị các địa phương báo cáo thực trạng và từng bước có kế hoạch bổ sung GV còn thiếu. Về kế hoạch tập huấn GV, Bộ GD - ĐT đã triển khai việc tập huấn chương trình giáo dục mới, trong đó ưu tiên trước đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và giáo viên dạy lớp. Sau khi các địa phương lựa chọn sách giáo khoa áp dụng cho CTGDPTM, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địa phương kết hợp với các nhà xuất bản tổ chức cho 100% GV tập huấn sử dụng sách giáo khoa. Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện hội đồng thẩm định của Bộ GD-ĐT đang duyệt các bộ SGK và dự kiến trong tháng này sẽ duyệt xong. Nhưng vấn đề quan trọng tiếp theo là cách sử dụng những bộ sách đó như thế nào... Trước hết Bộ cần có trách nhiệm hướng dẫn việc lựa chọn, sử dụng và địa phương phải xem nội dung bộ sách nào phù hợp với mình. Tiếp đến, đội ngũ GV phải được đào tạo bồi dưỡng tập huấn lại. Giải bài toán khó: học 2 buổi/ngày Một trong những vấn đề mà nhiều địa phương đang gặp khó khăn đó là phải tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên CTGDPTM cũng thừa nhận: Một yêu cầu quan trọng để triển khai CTGDPTM đó là cơ sở vật chất. Điều kiện tối thiểu là học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày và 6 ngày/tuần, sĩ số 35 em/lớp. Quy định này tưởng chỉ trường học ở vùng sâu, vùng xa mới gặp khó khăn, nhưng thực tế ngay cả Hà Nội, TP.HCM cũng là thách thức, bởi mật độ dân cư đông, sĩ số tăng, trong khi quỹ đất trường hạn chế. Tại TP.HCM, theo báo cáo của Sở GD-ĐT, năm học 2019 - 2020, toàn thành phố tăng 75.434 học sinh, trong đó, tiểu học tăng 21.711 học sinh. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp, vượt cao so với chuẩn (cấp tiểu học), học sinh học 2 buổi/ngày giảm. Việc nhiều trường có quy mô trên 40 - 50 học sinh/lớp đã hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy. Theo bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, những năm gần đây, trung bình mỗi năm thành phố xây thêm 1.200 - 1.500 phòng học mới nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với số học sinh tăng cao hằng năm. “Tôi thấy vấn đề đảm bảo đủ trường lớp học 2 buổi/ngày sẽ rất khó khăn. Với tình hình khó khăn hiện nay thì chúng ta chỉ còn cách xã hội hóa. Nhà nước có đất, chế độ chính sách thì có thể thực hiện xã hội hóa ở những nơi người dân có đời sống cao, tạo điều kiện cho mở trường tư thục. Thực tế nhiều trường tư thục ở các thành phố lớn có chất lượng tốt do có cơ sở vật chất tốt, sĩ số học sinh thấp” - ông Nhĩ đưa ra giải pháp. Nhắc lại kinh nghiệm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) khi chưa chuẩn bị thấu đáo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất như một bài học cho lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trước hết là với lớp 1 tới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở GD-ĐT chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện và định hướng chuẩn bị tâm thế cho những người tham gia vào quá trình đổi mới. Đổi mới là quá trình, nếu đòi hỏi chu toàn hết ngay thì khó có thể làm được nhưng quan trọng là có lộ trình, đi đúng hướng và kiên định... Còn về vấn đề chuẩn bị cơ sở vật chất, Bộ trưởng đề nghị, cần nâng cao hơn nữa vai trò của địa phương để giải quyết những tồn tại hiện nay như sĩ số học sinh đông/lớp, thiếu trường lớp dạy và học 2 buổi/ngày...
Theo Thu Hằng/Báo VOV - 20/9/2019 Link nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/chuong-trinh-gdpt-moi-chay-nuoc-rut-nhung-con-nhieu-kho-khan-957747.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|